Các bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa

Thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể dễ gặp phải các bệnh hô hấp do nhiệt độ, độ ẩm thay đổi thất thường. Thời tiết thay đổi cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây nên các bệnh lý về hô hấp đặc biệt là trẻ em và người lớn có hệ miễn dịch suy yếu.

Nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp khi giao mùa?

Bệnh hô hấp thường xảy ra khi thời tiết giao mùa

Các bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa phần lớn đều xuất phát từ 2 nguyên nhân chính từ bên ngoài xâm nhập vào và từ cơ thể dưới đây:

Thay đổi khí hậu

Thời tiết giao mùa thường có nhiệt độ thay đổi thất thường, ngày nóng ngày lạnh và nắng mưa luân chuyển. Dưới sự biến đổi thời tiết, hệ hô hấp sẽ bị tác động đầu tiên dễ nhiễm lạnh và tổn thương dẫn đến các bệnh lý hô hấp.

Thêm vào đó, sự thay đổi thời tiết sẽ làm nhiều loại vi khuẩn phát triển thông qua hệ hô hấp bị tổn thương gây nên các bệnh lý nghiêm trọng.

Suy giảm hệ miễn dịch

Thời tiết chuyển lạnh, thay đổi thất thường cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển. Đối với những cô chú, anh chị có hệ miễn dịch suy yếu, thời tiết giao mùa sẽ khiến hệ miễn dịch không đủ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của virus xâm nhập. 

Bị nhiễm vi khuẩn, virus

Bệnh ho, cúm có thể lây lan vào không khí thông qua hắt hơi, ho khiến vi khuẩn, virus

Bên cạnh đó, việc giao tiếp gần, sống cùng môi trường với người bị cảm, đang gặp các bệnh lý hô hấp cũng dễ mắc phải các bệnh lý hô hấp. 

Đường hô hấp là nơi mà nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Do đó, các triệu chứng như ho và ngứa họng rất phổ biến khi thời tiết thay đổi. Nhất là đối với virus cúm, mùa lạnh lại càng dễ phát triển hơn nữa.

Một số bệnh lý thường gặp lúc giao mùa

Cảm cúm

Cảm cúm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe gây khó chịu vì ho và khó chịu liên tục

Cảm cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với các biểu hiện:

Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho, triệu chứng ho thường nặng và kéo dài.

Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhất là ở trẻ em.

Thời gian ủ bệnh: Thường từ 1 tới 4 ngày, bệnh có thể bắt đầu trước sốt 1 ngày và kéo dài tới 7 ngày ở người lớn. Thậm có thể là nhiều tháng nếu người bị suy giảm miễn dịch mắc bệnh.

Bệnh lây lan qua đường hô hấp qua dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm qua ho, hắt hơi. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng.

Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện giao mùa, thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Viêm xoang

Bệnh viêm xoang là một trong những bệnh lý hô hấp tái đi tái lại lúc giao mùa

Viêm xoang là một bệnh lý nhiễm trùng nên thường có những dấu hiệu như đau nhức, sốt, chảy dịch, nghẹt mũi hay điếc mũi. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh rất khó khăn vì những dấu hiệu đặc trưng của bệnh không rõ ràng, nhất là ở giai đoạn đầu. Những dấu hiệu đặc trưng chỉ xuất hiện khi bệnh đã vào giai đoạn nặng.

Một số biểu hiện của việc viêm xoang:

Có cảm giác đau nhức ở vùng má, viêm xoang trán thì đau nhức khu vực ở giữa 2 lông mày và đau trong một khung giờ nhất định. Nếu viêm xoang sàng trước thì người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở giữa 2 mắt. Nếu viêm xoang sàng sau và xoang bướm sẽ cảm thấy nhức trong sâu và vùng gáy.

Hiện tượng chảy dịch: Khi xoang bị viêm, thường có hiện tượng chảy dịch, dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm. 

Nghẹt mũi: Đây là hiện tượng đặc trưng không thể thiếu khi bị viêm xoang. Người bệnh có thể bị nghẹt 1 hay cả 2 bên, đồng thời thấy khó thở, khó chịu trong người và mệt mỏi.

Điếc mũi: Khi xoang bị viêm, nếu không được chữa trị sớm và tích cực thì bệnh sẽ trở nên nặng. Đôi khi còn gây phù nề nhiều, người bệnh không còn phân biệt được mùi khi ngửi do thần kinh khứu giác không còn cảm nhận được mùi.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là một thuật ngữ y học chỉ tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Các tổn thương này gây ra hàng loạt các triệu chứng, trong đó điển hình nhất các cơn ho, đờm.

Khi bị viêm phế quản, người bệnh thường có những biểu hiện:

Ho: Triệu chứng của bệnh viêm phế quản nổi bật nhất là ho. Người bệnh có thể ho khan, ho có đờm hoặc ho thành từng tiếng.

Sốt: Người bệnh viêm phế quản sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, sốt cao. Các cơn sốt có thể diễn ra theo cơn hoặc sốt liên tục kéo dài. Một số trường hợp bệnh nhân không xảy ra triệu chứng này.

Tiết đờm: Đờm tiết ra ở đường hô hấp là sản phẩm của phản ứng viêm. Màu sắc đờm của người bệnh mắc viêm phế quản có thể là màu xanh, vàng hoặc trắng.

Thở khò khè: Do lòng phế quản bị thu hẹp nên thành phế quản bị phù nề, co thắt cơ trơn phế quản. Không khí qua khe hẹp ở phế quản sẽ phát ra tiếng khò khè. Tiếng thở khò khè của người bệnh viêm phế quản khác với người bệnh hen phế quản.

Viêm phổi

Bệnh viêm phổi là tình trạng các phế nang trong phổi bị viêm do một nguyên nhân bất kỳ gây ra. Viêm phổi có thể xuất hiện tại một vị trí cố định hay một vài vùng. Nguy hiểm hơn là xuất hiện viêm toàn bộ phổi.

Các triệu chứng của viêm phổi:

Tức ngực, khó thở.

Gây mệt mỏi, suy nhược.

Thân nhiệt luôn tăng cao không giảm. Cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Trong một số trường hợp người cao tuổi và có hệ miễn dịch yếu thì nhiệt độ cơ thể sẽ giảm thấp hơn so với nhiệt độ thông thường.

Có thể xuất hiện các tình trạng như tiêu chảy, nôn mửa không kiểm soát.

Cách phòng bệnh hô hấp khi thay đổi thời tiết

Một số phương pháp phòng ngừa bệnh hô hấp khi thay đổi thời tiết:

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân;

Tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch;

Tránh quạt máy, máy lạnh, tránh thức khuya. Ăn uống và thể dục điều độ.

Vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

Không nên hút thuốc lá, tránh uống nước lạnh, có đá. Tăng cường rau xanh và uống nhiều nước hoa quả.

Tiêm ngừa cúm vào đầu mùa lạnh, tiêm ngừa phế cầu cho đối tượng có nguy cơ giúp tăng sức đề kháng chung của cơ thể. Để phòng chống nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp và nếu bị, thì sẽ mắc nhẹ hơn, thời gian nằm viện ít hơn.

Rửa mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý 0,9% để diệt vi khuẩn có thể gây bệnh và làm sạch khoang mũi họng. Rửa tay bằng xà bông là biện pháp vô cùng hiệu quả để giảm lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh từ người này sang người khác.

Nếu cô chú, anh chị đang bị khó thở, ho quá nhiều, tức ngực thì nên đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

(Nguồn: Theo báo sức khỏe đời sống)

Thông tin liên hệ phòng khám Thiên Phúc Đường

Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị và những kiến thức về sức khỏe vui lòng liên hệ: Phòng khám Đa khoa Y học Cổ truyền Thiên Phúc Đường – Thăm khám chuyên sâu – Y đức hàng đầu.

Địa chỉ: 148D- 148C Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, TP. Thủ Đức. TP. HCM.

Hotline tư vấn MIỄN PHÍ: 0964341404

Làm việc tất cả các ngày trong tuần:

+ Sáng 8h -12h

+ Chiều: 13h30 – 17h30

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *